Mức đóng BHYT của học sinh sinh viên sắp tăng
Dù ly hôn đã lâu nhưng Thảo Vân và NSND Công Lý vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp để cùng chăm sóc con. Mới đây, MC Thảo Vân chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ về Tít (Nguyễn Công Gia Bảo), tiết lộ rằng con trai đã chính thức trở thành "tài xế riêng" đưa mẹ đi chúc tết. Trong bài đăng trên trang cá nhân, MC Thảo Vân bày tỏ sự xúc động khi con trai ngày càng trưởng thành và có thể giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Cô viết: "Bạn Tít lớn rồi, nhưng nhiều khi mình cứ nghĩ bạn ấy còn bé. Càng ngày càng trưởng thành hơn. Năm nào bạn ấy cũng về quê cùng mẹ, đi lễ chùa, lên mộ ông bà, chúc tết các bác quê ngoại, xuống Hà Nội thay mẹ đi chúc tết ông bà nội, bố, các bác. Niềm vui ấm áp vậy thôi. Từ năm nay lại còn kiêm cả tài xế nữa, nhất luôn. Cảm ơn Tít".Lời chia sẻ này nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ trước lòng hiếu thảo của Tít, đồng thời khen ngợi cách MC Thảo Vân nuôi dạy con trai. Việc Gia Bảo không chỉ tự giác duy trì những truyền thống gia đình, mà còn chủ động giúp đỡ mẹ là minh chứng cho sự trưởng thành và trách nhiệm.Nguyễn Công Gia Bảo là con trai chung của NSND Công Lý và MC Thảo Vân. Dù cha mẹ ly hôn khi Gia Bảo còn nhỏ, nhưng Gia Bảo luôn nhận được sự yêu thương và chăm sóc đầy đủ từ cả hai bên gia đình. Thảo Vân không chỉ làm mẹ mà còn là người bạn đồng hành, chia sẻ mọi điều với con. Chính cách nuôi dạy cởi mở này đã giúp Tít lớn lên với tính cách tự lập, lạc quan và biết quan tâm đến người khác.Tít không chỉ gần gũi với mẹ mà còn duy trì tình cảm với bố và gia đình nội. Cậu thường xuyên sang thăm NSND Công Lý, đặc biệt là trong những dịp quan trọng. Trong nhiều bức ảnh chụp cùng bố, Tít luôn nở nụ cười rạng rỡ, thể hiện sự gắn kết giữa hai cha con. Chia sẻ thêm về cách nuôi dạy con, MC Thảo Vân cho rằng cô luôn hướng Tít nhớ về cội nguồn, nhắc nhở con về truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Mỗi dịp tết, hai mẹ con đều cùng nhau về quê thăm họ hàng, đi lễ chùa và viếng mộ tổ tiên. Gia Bảo sinh năm 2005, đang học Trường Quản trị và Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2024, Gia Bảo tham gia một vai nhỏ trong phim truyền hình Sao Kim bắn tim Sao Hỏa gây chú ý. Đây được xem là bước đầu để diễn viên "con nhà nòi" tiến gần hơn với con đường nghệ thuật.Cho vay không đòi được nợ, bán tài sản cầm cố được không?
Trong khi đó, với một số "nhà sáng tạo nội dung" nam thì lại bày trò "câu view" bằng cách quay video chủ yếu nói về những vấn đề nhạy cảm. Chẳng hạn, TikToker P.V. thường xuyên quay video ghi lại cảnh hỏi các cô gái những câu vô duyên về chuyện 18+, nhu cầu sinh lý. Còn TikToker Đ.T.D. thì liên tục quay video hỏi các cô gái "muốn hôn hay muốn tát mình, muốn hôn thì sẽ được tiền". Không ít TikToker, YouTuber sỗ sàng đến mức đề cập đến các vòng 1, vòng 2, vòng 3 của các cô gái đang đứng đối diện, hay ví von cơ thể phụ nữ bằng những câu từ mất lịch sự.
BCG Energy mua lại 2.500 tỉ đồng trái phiếu trước hạn
Chiều 6.3, HLV Kim Sang-sik công bố danh sách đội tuyển VN tập trung đợt đầu tiên năm 2025, chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Campuchia và mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 với Lào. Trong số 26 cái tên được triệu tập, người ta thấy sự xuất hiện của Võ Hoàng Minh Khoa. Cầu thủ sinh năm 2001 đã tiến bộ nhiều trong hơn 1 năm qua, đặc biệt tỏa sáng ở V-League 2024 - 2025 với 3 bàn thắng và 2 kiến tạo. Đáng chú ý, tiền vệ số 10 của CLB Bình Dương có khả năng tranh chấp mạnh mẽ, cùng với lối chơi thông minh, nhạy bén. Đợt lên tuyển lần này, anh khát khao cống hiến, thể hiện bản thân, nên hứa hẹn sẽ là nhân tố mới đầy lợi hại.Nếu Minh Khoa là trái ngọt vừa độ chín thì Phạm Lý Đức chính là minh chứng cho câu "đúng đội, đúng thời điểm" trong lần đầu được triệu tập lên đội tuyển VN. Sau 14 trận trong màu áo CLB Bà Rịa-Vũng Tàu ở giải hạng nhất 2023 - 2024, anh đã cập bến HAGL đầu mùa này và lập tức trở thành trụ cột với 100% trận ra sân ở V-League và Cúp quốc gia. Cầu thủ trẻ này có mặt ở đội tuyển cũng giúp anh tích lũy kinh nghiệm trận mạc để chuẩn bị cho đấu trường SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm. Đồng đội của anh, Trần Bảo Toàn từng tập huấn tại Hàn Quốc trước khi chia tay đội tuyển sát thềm AFF Cup 2024 cũng được trao cơ hội lần này, bên cạnh Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng. Ngoài ra, thủ thành Nguyễn Văn Việt cũng có lần trở lại đội tuyển VN dưới thời ông Kim.Dự kiến, đội tuyển VN sẽ tập trung ngày 11.3 tại Bình Dương, có trận giao hữu với đội tuyển Campuchia (ngày 19.3) trước khi mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 bằng cuộc tiếp đón Lào (ngày 25.3). Trận đấu với Campuchia sẽ đáng chú ý vì là màn trình làng đầu tiên của đội tuyển VN sau chức vô địch Đông Nam Á. Dàn cầu thủ nhập tịch từ châu Phi, Nam Mỹ và Nhật Bản của Campuchia hứa hẹn sẽ tạo ra những thách thức thú vị cho thầy trò ông Kim Sang-sik.Ông Kim sẽ xem đợt tập trung này là dịp để đánh giá lại các học trò, đặc biệt là về tinh thần và sự khát khao cống hiến. Thực tế trong suốt thời gian qua, thầy Kim và trợ lý của mình đã liên tục đi khắp sân cỏ các nơi để tìm nhân tố mới và đánh giá phong độ hiện tại của những trụ cột. Ông Kim không xem chức vô địch AFF Cup 2024 là đỉnh cao mà chỉ là bước khởi đầu cho chu kỳ mới. HLV người Hàn Quốc khá hài lòng khi các cầu thủ từng vô địch AFF Cup 2024 như Quang Hải, thủ môn Đình Triệu, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Thanh, Duy Mạnh, Quang Hải, Tiến Linh, Tuấn Hải, Hoàng Đức… vẫn còn nguyên khát khao cống hiến cho đội tuyển quốc gia.Ngọn lửa ở AFF Cup 2024 sẽ lại bừng cháy để mở màn cho chương mới đầy khát vọng của HLV Kim Sang-sik và đội tuyển VN. Thủ môn: Nguyễn Filip, Nguyễn Đình Triệu, Nguyễn Văn Việt.Hậu vệ: Bùi Hoàng Việt Anh, Vũ Văn Thanh, Nguyễn Thanh Bình, Bùi Tiến Dũng, Trương Tiến Anh, Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh, Phạm Lý Đức, Nguyễn Văn Vĩ.Tiền vệ: Nguyễn Quang Hải, Khuất Văn Khang, Nguyễn Hai Long, Nguyễn Hoàng Đức, Châu Ngọc Quang, Trần Bảo Toàn, Doãn Ngọc Tân, Nguyễn Thái Sơn, Triệu Việt Hưng.Tiền đạo: Phạm Tuấn Hải, Nguyễn Tiến Linh, Bùi Vĩ Hào, Đinh Thanh Bình.Tiền đạo Đình Bắc, tiền vệ Việt kiều Lê Viktor là những cái tên đáng chú ý trong danh sách 27 cầu thủ được gọi vào đội U.22 VN tập trung ở Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VN từ ngày 10.3. Trợ lý Đinh Hồng Vinh được ông Kim trao vai trò HLV tạm quyền để dẫn dắt đội U.22 VN chuẩn bị tham dự giải tứ hùng quốc tế từ ngày 20 - 25.3 tại Giang Tô với các đối thủ Uzbekistan, Hàn Quốc và chủ nhà Trung Quốc.
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành Kết luận 127 ngày 28.2 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.Cùng đó, làm rõ mối quan hệ công tác giữa các cấp chính quyền địa phương (giữa cấp tỉnh và cấp xã); mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ T.Ư đến cấp xã; xác định rõ các điều kiện bảo đảm để chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả trước, trong và sau khi sắp xếp.Chiều 1.3 trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM), VCK giải TNSV THACO cup 2025 đã chính thức khai mạc, đánh dấu 16 ngày tranh tài rộn ràng của 12 đội bóng sinh viên xuất sắc nhất toàn quốc.Lễ khai mạc VCK giải TNSV THACO cup 2025 diễn ra ngắn gọn nhưng trang trọng, dưới sự dự khán trực tiếp của những vị khách quý là ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; ông Trần Trọng Dũng, Phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Minh, Phó cục trưởng Cục TDTT, Bộ VH-TT-DL; ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; ông Nguyễn Nam Nhân, Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó chủ tịch VFF; PGS-TS Trần Cao Vinh, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Lễ khai mạc còn thu hút hàng ngàn CĐV là sinh viên cổ vũ cho 12 trường có đại diện tham dự VCK, bao gồm Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa (đại diện khu vực miền Bắc); Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, ĐH Huế (Duyên hải miền Trung); Trường ĐH Quy Nhơn (Nam Trung bộ và Tây nguyên); Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (Đông Nam bộ); Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (khu vực TP.HCM); Trường ĐH Trà Vinh (Tây Nam bộ).Giải sẽ diễn ra từ ngày 1.3-16.3, trên sân bóng Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM). Các đội bóng sẽ thi đấu vòng tròn một lượt ở mỗi bảng (4 đội) để tính điểm, xếp hạng. Tổng cộng 3 đội xếp thứ nhất, 3 đội xếp thứ nhì và 2 đội xếp thứ ba có thành tích tốt hơn trong 3 bảng sẽ vào thi đấu tứ kết, bán kết, chung kết (theo sơ đồ mã số).Riêng các trận tứ kết, bán kết và chung kết thi đấu theo thể thức loại trực tiếp một trận, nếu sau thời gian thi đấu chính thức (80 phút) tỷ số hòa, sẽ thi đá luân lưu 11 m để xác định đội thắng.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Những tấm lòng vàng 26.10.2022
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.